XU HƯỚNG HỢP NHẤT QUẢN TRỊ DỊCH VỤ KINH DOANH VÀ CNTT TRONG DOANH NGHIỆP

07.11.23 03:57 PM By Giang

"Mục tiêu chiến lược cho quá trình Chuyển đổi Số thành công, là khả năng cung cấp giải pháp dịch vụ, hệ thống giúp cải thiện hoạt động, thu hút khách hàng và khuyến khích tăng trưởng" - theo ông Giang Nguyễn từ WeCloud, Giám đốc Công nghệ và Giải pháp

ITCON Vietnam 2023 tại Hà Nội trân trọng cảm ơn và tôn vinh LPBank - khách hàng thân thiết ứng dụng ManageEngine trong Quản trị Dịch vụ nhiều năm qua
Xin gửi tới Quý khách hàng tài liệu tổng quan về các giải pháp của ManageEngine diễn ra tại hội thảo ITCON Vietnam 2023

1. Mục tiêu và Kiến trúc Giải pháp Quản trị Dịch vụ Doanh nghiệp - ESM

Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, sự phức tạp và yêu cầu nghiệp vụ Quản trị Dịch vụ đa dạng cũng tăng theo. ESM (Enterprise Services Management) phục vụ toàn diện từ Quản trị Dịch vụ CNTT, Cơ sở Vật chất, nguồn Nhân lực, Tài chính và các bộ phận khác trong tổ chức, doanh nghiệp và đưa ra cách tiếp cận có cấu trúc. Các hệ thống, do vậy phải được kết nối, tích hợp liền mạch, cung cấp toàn bộ danh mục dịch vụ trong doanh nghiệp. 

Mô hình kiến trúc chiến lược cùng quản trị rủi ro, giá trị và nguồn lực là những thuộc tính quan trọng đối doanh nghiệp. Giá trị đích thực được hiện thực hóa khi các bên liên quan nhận ra được lợi ích thông qua triển khai ESM. Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua sự trợ giúp từ các chuyên gia có hiểu biết và triển khai thực tế các nguyên tắc ESM.

Hình 1: Các thành phần liên quan đến Quản Trị Dịch vụ Doanh nghiệp (ESM)

Có thế thấy, xu thế ứng dụng công nghệ đang được chú trọng tại tất cả các ngành nghề. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng kinh doanh bền vững, có khả năng phát triển linh hoạt, dựa trên nền tảng công nghệ được kiểm chứng tốt nhất với mô hình tham chiếu và phương pháp luận bao gồm kết hợp tích hợp chuỗi giá trị (ITIL 4 - Service Value Chain), quản trị và tích hợp dịch vụ (SIAM - Service Integration and Management) và tạo ra giá trị (ITIL 4 -Co-Creating Value).

Công tác Quản trị Dịch vụ Doanh nghiệp toàn diện luôn đặt ra với nhiều thách thức, trong đó nổi bật là công cụ quản lý điều hành dịch vụ chưa được sử dụng hiệu quả, gây lãng phí chi phí đầu tư, thời gian, công sức. Điều này nhấn mạnh yếu tố tư vấn, xây dựng kiến trúc giải pháp Quản trị Dịch vụ Doanh nghiệp (ESM), được tiêu chuẩn hóa và triển khai hiệu quả trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, với sự trợ giúp từ Chuyên gia.

Hình 2: Mô hình Kiến trúc Tổng thể ứng dụng giải pháp ESM

Kiến trúc ESM giúp doanh nghiệp đạt được bốn mục tiêu:

  • Hợp nhất danh mục dịch vụ (services catalog) doanh nghiệp nhằm chuẩn hóa hoạt động và tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững,
  • Ứng dụng nền tảng công nghệ vận hành hoạt động kinh doanh không bị lệ thuộc vào nền tảng CNTT truyền thống, vì công nghệ số đang tích hợp tất cả các khía cạnh cung cấp và sử dụng dịch vụ CNTT trên nền tảng đám mây.
  • Hợp nhất việc quản trị dịch vụ trên nền tảng duy nhất trợ giúp 'làm mờ' các ranh giới, do khả năng định nghĩa mới về công việc và mô hình kinh doanh. 
  • Biến nền tảng ESM thành động lực phát triển giá trị cốt lõi thông qua tối ưu hóa các nguồn tài nguyên doanh nghiệp.

2. Thời điểm triển khai và phân tích chuyên sâu ESM

(The Future of Work is NOW) Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến nhiều danh mục đầu tư và năng lực đa dạng. Trong đó danh mục đầu tư bao gồm: dịch vụ, quy trình, thông tin (dữ liệu) cùng công nghệ liên quan nhằm mang lại giá trị tới khách hàng.

Các quy trình làm việc và hệ thống quản lý thông tin hiện nay trải rộng trên nhiều danh mục đầu tư, tại nhiều công ty với công nghệ khác nhau và thường quản lý riêng biệt. Vấn đề bị coi gần như cô lập (silos) và dẫn đến các dịch vụ kinh doanh và CNTT dư thừa, phức tạp và tốn kém, làm chậm tốc độ tăng trưởng và có khả năng phá vỡ chuỗi giá trị. Để có thể loại bỏ sự gián đoạn này, đây là thời điểm doanh nghiệp cần áp dụng, khám phá và khai thác cơ hội để có cái nhìn mới về các phương pháp và khuôn khổ tốt nhất thông qua sử dụng các giải pháp tích hợp, nền tảng công nghệ về tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (Generative AI, GenAI cùng Large Language Models - LLMs).

Các nhà lãnh đạo nên xem xét chủ trương và quan điểm để giải quyết những thách thức một cách chiến lược. Cách tiếp cận tốt nhất là tận dụng kinh nghiệm thực tiễn toàn cầu mang tính hệ thống và hướng dẫn của chuyên gia đã được chứng minh từ những lần vận hành tại doanh nghiệp để mang lại giá trị tổng thể phù hợp với tầm nhìn kinh doanh.

Hình 3: Toàn cảnh mô hình Quản trị Dịch vụ Doanh nghiệp

Phân tích chuyên sâu Nền tảng ESM

Với cách tiếp cận toàn diện, hầu hết các giải pháp ESM bao gồm:

  1. Công cụ giúp tập trung vào các nhiệm vụ được xác định,
  2. Ứng dụng đến người dùng cuối sử dụng trong vận hành,
  3. Nền tảng bao gồm các tính năng riêng của giải pháp, cho phép tích hợp ứng dụng và các thành phần từ bên thứ ba,

Tất cả các giải pháp Quản trị Dịch vụ đều có mục đích xử lý các hoạt động quản lý thông tin và công việc. Do đó, lớp dữ liệu (ERP), logic nghiệp vụ (BPM) và lớp dịch vụ (CRM) có các luồng khả năng và dịch vụ độc lập dựa trên chức năng của chúng.

Hình 3: Mô hình chuyển đổi các lớp dịch vụ doanh nghiệp

Phần mềm quản trị dịch vụ đơn giản hóa nơi làm việc, người lao động và quy trình thông qua mở rộng phạm vi tích hợp các công cụ, nền tảng và ứng dụng. Ngoài ra, khám phá quy trình theo các tiêu chuẩn, khả năng thông minh và ứng dụng công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo v.v.... sẽ cải thiện kết quả kinh doanh.

Việc áp dụng giải pháp ESM cung cấp danh mục dịch vụ toàn doanh nghiệp là cách tiếp cận được khuyến nghị. Nhờ vào việc sử dụng các chức năng tiện ích ở cấp doanh nghiệp sang vai trò sáng tạo, năng suất và hướng tới khách hàng. Sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được những yếu tố thành công quan trọng như luồng thông tin liền mạch, thúc đẩy chuyển dịch nhân sự chuyên môn cao, tài năng.

  • Mô hình chuyển đổi giữa các lớp dịch vụ doanh nghiệp là Dữ liệu - Nghiệp vụ - Dịch vụ
  • Và 3 mảng dịch vụ doanh nghiệp là Dịch vụ kinh doanh - Dịch vụ doanh nghiệp - Dịch vụ công nghệ
  • Sẽ được hội tụ hợp nhất trên nền tảng để mang đến cái nhìn tổng thể cho doanh nghiệp.

3. An toàn thông tin, an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư và bí mật kinh doanh

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo kiến trúc ESM, doanh nghiệp có thể thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn về an toàn bảo mật theo ISO 27001:2022

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 27001:2022 hướng dẫn những yêu cầu về một hệ thống an ninh thông tin, an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư, gồm 93 kiểm soát theo 4 chủ đề là: Tổ chức, con người, vật lý và công nghệ - gồm 11 yêu cầu kiểm soát mới bổ xung trong phiên bản ISO27001:2022

  • A.5.7 Thông tin tình báo về mối đe dọa
  • A.5.23 Bảo mật thông tin cho các dịch vụ sử dụng điện toán đám mây
  • A.5.30 Sự sẵn sàng của CNTT-TT cho việc kinh doanh liên tục 
  • A.7.4 Giám sát an ninh vật lý 
  • A.8.9 Quản lý cấu hình 
  • A.8.10 Xóa bỏ thông tin
  • A.8.11 Che dấu dữ liệu 
  • A.8.12 Ngăn chặn rò rỉ dữ liệu 
  • A.8.16 Giám sát các hoạt động 
  • A.8.23 Lọc web 
  • A.8.28 Mã hóa an toàn

ManageEngine cung cấp hệ sinh thái giải pháp từ ESM (gồm BSM, OSM và ITSM), đồng thời trong 2023 đã tổ chức thành công chuỗi hội thảo (vui lòng sử dụng các link tải về tài liệu) gồm AIOPs ITOM Vietnam, UEMS Vietnam Day và UserConf 2023 tại Singapore.

HÌNH ẢNH TỪ HỘI THẢO

Giang